Máy đột dập là gì - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Máy đột dập không còn xa lạ gì với những nhân viên kỹ thuật hoặc những ai theo chuyên ngành cơ khí điện tử. Thế nhưng khái niệm của loại mày này vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Bởi những ai đã và đang có nhu cầu đều thắc mắc không biết nguyên lý hoạt động của máy đột dập là gì? Ứng dụng thực tế như thế nào? Hãy cùng với cửa nhôm BossWindow khám phá về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy đột dập trong bài viết dưới đây.

Máy đột dập là gì?

Máy đột dập là loại máy công nghiệp được sử dụng để đục lỗ, tạo hình, tán đinh, hoàn thiện  các loại vật liệu khác nhau. Các loại vật liệu cứng như thép tấm, inox, nhôm, zintec, thép cuộn mạ kẽm, đồng,...v.v.v.

Với độ chính xác cao, ổn định hoạt động an toàn và rất đáng tin cậy. Đây là một trong những phát minh giúp tiết kiệm nguồn nhân công lao động. Đồng thời mang lại hiệu quả công việc tối ưu, với độ chính xác tuyệt đối của các sản phẩm sau khi được đột dập.

Máy đột dập là loại máy cong nghiệp chuyên dụng trong sản xuất

Máy đột dập là loại máy chuyên dụng trong sản xuất tạo hình sản phẩm

Cấu tạo chi tiết máy đột dập

Cấu tạo máy đột dập gồm các phần cơ bản như là: khuôn trên khuôn dưới, đế khuôn, tay dẫn. Chi tiết của từng bộ phần như sau:

  • Khuôn trên: là phần khuôn được gắn trên thanh trượt, hiểu chính xác hơn thì nó cũng chính là phần trên của thân máy.

  • Đế khuôn trên: Là phần dưới của khuôn máy, có hình khối phẳng thường được kết nối trực tiếp với thanh trượt.

  • Khuôn dưới: Là phần được gắn liền với bề mặt làm việc của máy dập

  • Đế khuôn dưới: là giá đỡ khuôn nằm ở vị trí dưới khuôn dưới và được cố định trực tiếp trên bề mặt làm việc hoặc miếng đẹp.

  • Tay dẫn hướng: Có hình ống với vai trò dẫn hướng cho các chuyển động trên khuôn khi đột dập và được gắn cố định ở khuôn dưới

  • Các bộ phận và chi tiết nhỏ gồm: tắm chặn, chốt chặn, chốt định vị, trục gá…

Các thiết bị trên được lắp ráp, kết nối với nhau một cách ăn khớp. Giúp cho máy hoạt động ổn định, hiệu suất cao và độ chính xác tuyệt đối.

Nguyên lý hoạt động máy đột dập

Nguyên lý hoạt động máy đột dập

Nguyên lý hoạt động của máy đột dập

Máy hoạt động với nguyên lý cơ bản như sau:

  • Quá trình dập sẽ chuyển động tròn sau đó chuyển sang chuyển động thẳng thông qua điều khiển của các động cơ. Sau đó mới tới hoạt động của bánh răng, thanh trượt, trục khủy. 

  • Các thiết bị hoạt động thông qua ly hợp nhằm mục đích tạo chuyển động tuyến tính của thanh trượt.  

  • Giữa chuyển động tròn và chuyển động tuyến tính có các thanh kết nối và thanh trượt.

  • Với thiết kế 2 loại cấu trúc riêng biệt là dạng bóng và dạng trụ, khi dập theo cấu trúc nào thì chuyển động tròn sẽ chuyển dồn thành chuyển động tuyến tính.

Ứng dụng thực tế của máy đột dập

Với khả năng tạo ra những hình thù và kích thước theo đúng  mong muốn của khách hàng trên nhiều chất liệu khác nhau. Máy đột dập là một trong những bước cải tiến mới nhất mang lại lợi ích vô cùng lớn trong ngành công nghiệp. Nó trở thành một thiết bị không thể thiếu để tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong nhiều ngành như:

  • Chế tạo chi tiết máy với nhiều hình dáng theo các yêu cầu khác nhau như đột lỗ, tạo gờ, tạo khuôn theo mẫu có sẵn.

  • Ứng dụng trong sản xuất các loại cửa nhôm kính, cửa lùa nhôm kính cao cấp

  •  dập các thanh nhôm hệ bộ phận quan trọng tạo nên sản phẩm cửa nhôm kính cao cấp.

  • Vỏ ngoài các thiết bị điện tử như vỏ cây máy tính, vỏ điều hòa, máy sấy… 

Tất cả những loại nguyên liệu, vật liệu và phụ kiện nhôm kính hiện nay đều được hình thành dựa trên những loại máy đột dập có sẵn. Giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nhân lực mà tạo nên những thành phẩm chất lượng. Sử dụng đa dạng, rộng rãi và đại trà.

Các phương pháp đột dập cơ bản

Các phương pháp đột dập cơ bản

Các phương pháp đột dập kim loại, vật liệu cứng

Với mỗi một sản phẩm cần được đột dập sẽ tùy mục đích sử dụng mà cần sử dụng phương pháp đột dập tương ứng. Các phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm:

  • Dập ghép: là phương pháp dập phối hợp một số bước dập các tấm khác nhau cùng một lúc trong cùng một hành trình của máy khi phôi không thay đổi vị trí.

  • Dập đuổi: là phương pháp dập liên tục phối hợp một số bước dập được thực hiện nối tiếp nhau trong một số hành hình của máy tương ứng với số lần thay đổi vị trí.

  • Dập liên hợp: là sự kết hợp giữ dập ghép và dập đuổi được tiến hành trên cùng một máy.

Với những thông tin về máy đột dập là gì mà chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn. Chắc chắn bạn đã hiểu được vai trò quan trọng của cỗ máy này khi tạo ra các sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày rồi đúng không. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về công nghệ đột dập hãy theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan